“Bất cứ ai đều có thể trở nên ngạo mạn, cho dù họ có ở vị thế hay sở hữu tính cách thế nào đi chăng nữa. Khoảnh khắc nghĩ rằng bản thân vô hình, thế giới sẽ tha thứ cho bất cứ tội ác nào gây ra, họ thản nhiên làm những điều sai trái mà chẳng màng tới hậu quả. Đó chính là điều tôi đã nhận ra sau khi đảm nhận Mo Tae Goo trong Voice . Chẳng phải chúng ta luôn phải chứng kiến đủ loại tội ác trên bản tin hàng ngày hay sao? Tôi thực sự phải thừa nhận, tôi đã học cách thể hiện Mo Tae Goo chỉ bằng cách nhìn vào những tên tội phạm đó!”.
GIF .Đây là lời chia sẻ của Kim Jae Wook , nam diễn viên thủ vai kẻ sát nhân tâm thần Mo Tae Goo trong bộ phim Hàn Voice (tạm dịch: Giọng Nói ) đình đám năm 2017. Anh khéo léo nhắc tới những vụ việc thương tâm, những tội ác chẳng thể nào tha thứ đang xảy ra hàng ngày trong xã hội hiện đại. Những vấn đề nhức nhối ấy đã được thể hiện thông qua nhiều dự án điện ảnh, truyền hình tại Hàn Quốc, đưa ra một góc nhìn toàn cảnh, một hồi chuông cảnh tỉnh và khắc họa tâm lý của con người trước nhiều tội ác tàn độc đang liên tiếp xảy ra trong xã hội ngày nay.
GIF .1. “ Signal ” và “ Memories of Murder “: Vụ án giết người hàng loạt chấn động có thực tại Hàn Quốc
GIF .Signal (tạm dịch : Tín Hiệu ) luôn được coi là tượng đài trong dòng phim hình sự trên màn ảnh nhỏ xứ Hàn. Bộ phim được dựa trên vụ án có thật đầy thương tâm xảy ra tại thành phố Hwaseong, Hàn Quốc, xảy ra trong khoảng tháng 9/1986 tới tháng 3/1991. Nạn nhân nhỏ nhất là một bé gái chỉ mới 14 tuổi, nạn nhân lớn tuổi nhất là một cụ bà 71 tuổi. Họ đều bị siết cổ đến chết bởi chính quần áo của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, vụ án vẫn chưa có lời giải. Tuy vậy, đây cũng chỉ là một trong số nhiều vụ án đáng sợ được đề cập trong Signal .
Những cảnh sát chính trực trong Signal quyết đưa sự thật ra ngoài ánh sáng.
Trong khi đó, Memories of Murder (tạm dịch: Ký Ức Sát Nhân ) xoay quanh cuộc truy đuổi tội phạm của ba cảnh sát tại một tỉnh lẻ. Cả ba phải đối mặt với những vụ án mạng nghiêm trọng, những vụ cưỡng hiếp và giết hại phụ nữ liên tục xảy ra tại địa phận tỉnh Gyeonggi. Nhiều nạn nhân tới như vậy, nhưng chẳng có lấy một chứng cứ được tìm thấy ở hiện trường, khiến các thành viên của đội điều tra ngày càng tuyệt vọng.
Memories of Murder cũng được xây dựng dựa trên vụ án chấn động tại thành phố Hwaseong.
Bên cạnh đó, vụ án bắt cóc xuất hiện trong tập đầu tiên của Signal cũng được dựa trên một sự kiện có tên “ Park Chorong Bitnari “. Một bé gái đã bị bắt cóc khi đang trên đường trở về nhà. Kẻ bắt cóc đã đưa ra con số 20 triệu won nhằm đổi lấy mạng sống của bé gái. Tuy nhiên, do cảnh sát tiếp cận hiện trường quá gần, tên bắt cóc máu lạnh đã cướp đi mạng sống của đứa trẻ. Chẳng ai có thể ngờ tới, hung thủ thật sự là một người phụ nữ đang mang thai đang quá khốn đốn vì tình hình kinh tế của mình.
2. “Don’t Cry Mommy” và “Han Gong Ju”: Dự án phim Hàn dựa trên vụ án cưỡng bức tập thể chấn động động Hàn Quốc
Don’t Cry Mommy và Han Gong Ju đều được xây dựng được dựa trên vụ án cưỡng hiếp chấn động trong lịch sử Hàn Quốc. Một nữ sinh 15 tuổi đã bị hơn 41 học sinh nam cưỡng hiếp nhiều lần trong vòng 11 tháng. Chúng đe dọa sẽ tiết lộ đoạn băng ghi hình nếu nạn nhân không chấp nhận giữ bí mật. Do sự vô trách nhiệm của cảnh sát cùng sức ảnh hưởng từ gia đình, những kẻ ác nhân nhanh chóng quay lại cuộc sống yên ổn chỉ vì chưa đủ tuổi vị thành niên.
Trong Don’t Cry Mommy (tạm dịch: Mẹ Ơi Đừng Khóc! ), cô bé Eun Ah ( Nam Bo Ra ) đã tự kết liễu mạng sống vào đúng ngày sinh nhật của mình, để lại sự đau đớn cho mẹ khi chứng kiến cái chết thương tâm của con gái. Sự oan ức, dằn vặt đầy thương tâm này đã đẩy người mẹ tới bước đường cùng, quyết định trả thù thay con gái.
Người mẹ đau đớn tới nhận xác con vào đúng ngày sinh nhật của con.
Cô quyết tâm khiến những kẻ cầm thú phải trả giá cho những tội ác đã gây ra.
Trong khi đó, Han Gong Ju tập trung lên án thái độ dửng dưng của cả xã hội. Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân đã khiến người bị hại phải đi tới tới bước đường cùng. Nạn nhân bị buộc phải chuyển tới một nơi thật xa, rồi không thể chịu đựng sự đau đớn đã tìm đến cách tự sát. Người ở lại luôn phải sống trong sự sợ hãi, đơn độc từ những nỗi ám ảnh trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Han Gong Ju tập trung vào nỗi ám ảnh của nạn nhân trong vụ án chấn động.
3. “ Gap Dong “: Sự kinh hoàng đến từ việc “thần thánh hóa” kẻ giết người
Tuy Gap Dong (tạm dịch : Kẻ Sát Nhân Bí Ẩn ) tiếp tục là một bộ phim được dựa trên vụ án tại Hwaseong giống với Signal và Memories of Murder, bộ phim đã khai thác và xây dựng thêm một câu chuyện bên lề đầy ám ảnh khác.
GIF .Cảnh sát Yang Chul Gon ( Sung Dong Il ) chịu trách nhiệm điều tra vụ án chấn động năm xưa. Những nghi vấn bày ra trước mắt khiến ông tin rằng một người đàn ông có tên Ha Il Sik chính là kẻ giết người. Tuy nhiên, Ha Il Sik đã tự kết liễu mạng sống để chứng minh bản thân vô tội. Sau khi thời hạn điều tra của vụ án kết thúc, cảnh sát Yang Chul Gon đã xin từ chức khi tin rằng “Gap Dong” đã thực sự bị loại bỏ. Nhưng rồi những vụ án với phương thức gây án y hệt “Gap Dong” đã tiếp tục xảy ra, ông buộc phải trở lại đội trọng án để tìm ra sự thật cuối cùng của kẻ gây ra tội ác này.
Trong khi đó, Ryu Tae Oh ( Lee Joon ) là một tên tội phạm bị giam giữ tại nhà tù bệnh viện tâm thần. Sau khi được thả, Ryu Tae Oh trở thành nhân viên pha chế như biết bao người bình thường khác. Với IQ 150, trí thông minh và khả năng ghi nhớ của Ryu Tae Oh hoàn có thể giúp vụ án nhanh chóng được phá. Tuy nhiên, Ryu Tae Oh lại coi “Gap Dong” là “thần thánh”, là anh hùng của cuộc đời mình.
GIF .4. “ The Girl Who Sees Smells “: Kẻ sát nhân đánh dấu nạn nhân bằng mã vạch
Đằng sau vẻ ngoài dễ gần, ấm áp và tốt bụng, bếp trưởng Kwon Jae Hee ( Nam Goong Min ) lại là một trong những tên sát nhân bệnh hoạn đáng sợ nhất màn ảnh Hàn. Xuyên suốt trong diễn biến của The Girl Who Sees Smells (tạm dịch: Cô Gái Nhìn Thấy Mùi Hương ), nhiều vụ án giết người lần lượt xuất hiện với phương thức gây án vô cùng ám ảnh.
Dấu tích được để lại là những mã vạch được khắc trên cổ tay của nạn nhân, một phương thức đánh dấu “chiến tích” khiến khán giả phải rùng mình khiếp sợ. Trước khi cho nạn nhân đi tới cái chết, Kwon Jae Hee đã giam giữ, bắt họ viết cuốn tự truyện vào một quyển sách trống. Cuốn sách đó sẽ có mã vạch trùng với dãy số được khắc trên tay mỗi nạn nhân. Tuy nhiên, Kwon Jae Hee lại không có khả năng nhận diện khuôn mặt nếu không nghe được giọng nói của đối phương. Điều này đã kéo theo cái chết đầy thương tâm của em gái nam chính Choi Moo Gak ( Park Yoo Chun ). Cô bé giết hại vì vô tình trùng tên với một nạn nhân khác mà Kwon Jae Hee đang truy đuổi.
Nói không ngoa khi vai phản diện được sinh ra là để dành cho Nam Goong Min.
5. “Voice”: Khi kẻ sát nhân tự coi mình là “thánh thần”, đang làm việc thiện giúp thế giới loại bỏ những “kẻ tội đồ trần gian”
Sau cái chết đầy đau đớn của vợ, Moo Jin Hyuk ( Jang Hyuk ) trở thành một cảnh sát “máu điên”, điên cuồng trong vòng xoay của công việc tại sở cảnh sát. Kang Kwon Joo ( Lee Ha Na ) là một nữ cảnh sát cứng cỏi với thính giác thiên bẩm, giúp cô có thể điều tra và xử lý các vụ án bằng cách lắng nghe những tiếng động mà người bình thường khó có thể nghe thấy. Cả hai đã cùng gia nhập đội “Golden Time”, giải quyết các vụ án nghiêm trọng được báo cáo qua đường giây nóng của sở cảnh sát.
GIF .Trong khi đó, Mo Tae Goo (Kim Jae Wook) là một tài phiệt với vẻ ngoài sang trọng, lịch thiệp. Chẳng ai có thể nghĩ rằng, một người thừa kế lịch thiệp lại coi việc giết người là một “thú vui”, tra tấn nạn nhân theo những cách tàn bạo nhất để thỏa mãn “thú tính”. Chịu ảnh hưởng từ những chấn thương tâm lý từ khi còn nhỏ, sự máu lạnh của Mo Tae Goo khiến khán giả không khỏi rợn người, kinh hãi trước những tội ác và sự tàn độc từ bàn tay đẫm máu tươi của kẻ sát nhân.
GIF . GIF . Current Time 0:00 Duration 0:42
Trailer giới thiệu nhân vật Mo Tae Goo trong Voice.
Tạm kết
Hàn Quốc luôn mang tới cho khán giả một kho tàng phim ảnh với nhiều thể loại, những câu chuyện và góc nhìn về mọi vấn đề trong cuộc sống. Trước sự nhiễu loạn của rất nhiều vụ án tàn độc đang xảy ra tại Hàn Quốc và nhiều nơi trên thế giới, những tác phẩm như một lời cảnh tỉnh, một góc nhìn toàn diện và đa chiều về các vụ án xảy ra.
Không chỉ dừng lại với góc nhìn của “kẻ ngoài cuộc”, tâm lý và tội ác của những kẻ phạm tội, ám ảnh tâm lý của các nạn nhân, sự thờ ơ và việc “victim-blaming” đều được các đạo diễn và biên kịch tập trung khai thác, mang tới những thước phim chân thực và đầy cảm xúc tới khán giả theo dõi.
0 nhận xét: